Vị thế trong gia đình và xã hội Nam_giới

Trải qua nhiều chế độ khác nhau của lịch sử vị thế của nam giới trong gia đình cũng có sự thay đổi rất rõ rệt:

+ Trong xã hội nguyên thủy, việc làm chủ yếu của con người lúc đó là: săn bắt thú dành cho đàn ông và hái lượm hoa quả dành cho đàn bà. Công việc săn bắn có lúc được lúc không, còn việc hái lượm dễ mang lại nguồn thức ăn hơn, ngoài ra người nguyên thủy sống quần hôn nên rất khó xác định cha của trẻ em sinh ra, vì vậy nam giới trong thời kỳ này không hề có quyền lực trong gia đình, con cái lấy theo họ mẹ.

+ Khi văn minh nông nghiệp xuất hiện cùng với việc sử dụng công cụ bằng kim khí phát triển mạnh mẽ, việc cày bừa nông nghiệp mang lại hiệu quả rất cao, vượt xa việc hái lượm từ thiên nhiên. Đàn ông với sức khỏe thể chất tốt phù hợp hơn với công việc này, họ giành lấy quyền lực, vị thế trong gia đình và xã hội, đóng vai trò trụ cột, quyết định, con cái lấy theo họ cha và còn tồn tại cho tới ngày nay.

+ Khi văn minh công nghiệp cùng với xã hội tư bản hình thành và phát triển, giai cấp tư sản làm chủ trong thời gian đó, vai trò của nông nghiệp nhường chỗ cho công nghiệp. Xã hội vẫn ưu tiên cho nam giới hơn vì nam giới làm được nhiều việc hơn so với nữ giới, nhất là các công việc đòi hỏi sức khỏe như thợ máy, thợ mỏ, đi lính...

+ Trong chủ nghĩa xã hội hiện nay, "bình đẳng giới" được coi trọng, nam và nữ được coi là tương đương nhau về pháp lý. Tuy nhiên đó là mặt quy định pháp luật, còn thực tế về mặt tư duy, trí tuệ và sức khỏe thì nam giới vẫn vượt trội hơn hẳn so với nữ giới. Đó là đặc điểm tự nhiên không thể thay đổi được, do đó các nhân vật xuất chúng (nhà khoa học, lãnh tụ, tướng lĩnh, kiện tướng thể thao...) vẫn thường là đàn ông. Một số công việc đặc thù, đòi hỏi thể chất cao như nhập ngũ chiến đấu, thợ mỏ, thợ cơ khí... chủ yếu vẫn do nam giới đảm nhiệm.

Theo thống kê, tỉ lệ thiên tài trí óc trên thế giới nghiêng vượt trội về phía nam giới[4]. Theo thống kê đến năm 2018, có 853 nam giới đã được trao giải Nobel trong khi chỉ có 51 phụ nữ đạt được vinh dự này. Trong số 51 phụ nữ này thì có 17 giành được Nobel hòa bình, 14 giành được Nobel văn học, chỉ có 20 người giành được Nobel về các ngành khoa học kỹ thuật như vật lý, hóa học, sinh học và y khoa[5] Đối với giải Fields (giải thưởng thế giới dành cho các nhà toán học), tính đến năm 2018 có 60 người được trao giải, trong đó chỉ có duy nhất 1 phụ nữ

Theo nghiên cứu của Đại học Harvard, ngay cả trong các xã hội và tổ chức đánh giá cao bình đẳng giới, phụ nữ vẫn chỉ chiếm tỷ lệ thấp ở hầu hết các vị trí lãnh đạo cao cấp. Phụ nữ chiếm tỷ lệ nhỏ hơn 5% trong số 500 CEO hàng đầu thế giới, nhỏ hơn 20% trong số các nhà khoa học tự nhiên. Theo nghiên cứu này, "những thứ chiếm lĩnh những suy nghĩ thường lệ, những thứ mà bạn quan tâm sâu sắc, hoặc những thứ thúc đẩy hành vi và quyết định" đã tạo ra sự cách biệt thành công giữa phái nam và nữ, theo đó nam giới được thúc đẩy bởi chiếm lĩnh quyền lực, trong khi phụ nữ lại muốn tạo dựng quan hệ gần gũi với người khác và thường gặp mâu thuẫn tâm lý khi theo đuổi mục tiêu lâu dài nào đó[6].

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nam_giới http://www3.uakron.edu/witt/flsp/note3.htm http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/dan-ong-thon... //dx.doi.org/10.1007%2Fs11199-005-6758-z //dx.doi.org/10.1016%2FS0160-2896(99)00009-4 //dx.doi.org/10.1016%2Fj.intell.2004.06.008 https://www.wonderslist.com/10-reasons-men-are-bet... https://hbswk.hbs.edu/item/why-employers-favor-men https://hbr.org/2015/09/explaining-gender-differen... https://www.nobelprize.org/prizes/facts/nobel-priz... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Men?us...